1. Câu chuyện "Sự tích bánh chưng bánh dày"
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành. Ngày xưa ở nước ta, trong số các con của vua Hùng Vương thứ 6, có người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu). Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ hiền lanh, ưa nghề trồng trọt. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi, cùng với bà con nông dân đổ mồ hôi làm ăn sinh sống.
Một hôm vào dịp cuối năm, vua Hùng Vương cho vời đông đủ các con đến và bảo:
– Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế Tiên Vương thì sẽ được nhường ngôi.
Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người thì lên rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Kẻ thì xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Riêng Lang Liêu rất băn khoăn lo lắng không biết tìm vật gì dâng lên vua cha.
Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt lại lấy lá dong tươi gói gạo nếp sống, ngâm đỗ xanh làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống người, giống như mặt đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông đồ xôi thật dẻo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng như bầu trời, gọi là bánh dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng trưng cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon vật lạ. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh dầy bánh chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, ông rất vui mừng và cảm động. Vua Hùng chọn hai thứ bánh của Tiết Liêu để tế trời đất rồi chia cho các hoàng tử và các quần thần nếm thử. Ai cũng phải khen bánh có vị ngon, hương lạ mà lại có ý nghĩa sâu xa, đúng là của quý nhất trong ngày hội đầu năm để tế trời đất. Vua Hùng thứ 6 bèn truyền ngôi cho Tiết Liêu, ngài đặt tên cho hai thứ bánh quý: bánh dầy là hình bầu trời, bánh chưng là bánh hình mặt đất. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Sự tích Bánh Chưng, Bánh Dầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Dầy là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Truyện "Sự tích hoa mào gà"
Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc mào rực rỡ xòe trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà: “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.
Mọi vật quay sang nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao. Trông gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ tung tăng đi khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, có một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang sung sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng đến bên, khẽ hỏi:
-Bạn sao thế ?
Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:
-Các cây xung quanh, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mình tôi là không có hoa. Chưa nói dứt câu, cây đã bật khóc, nước mắt cứ thi nhau rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cây cũng không nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:
-Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.
Cây sung sướng vẩy lá rối rít:
-Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cảm ơn bạn !
Sáng hôm sau mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào gà đẹp đẽ của gà Mơ biến mất. Còn cái cây bên bể thì nở một chùm hoa đỏ rực y hệt chiếc mào của gà Mơ.
Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẻ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của gà Mơ. Thế là ai cũng gọi cây hoa đó là hoa mào gà.